Đối với nhiều bậc phụ huynh, việc dạy con những kỹ năng trong cuộc sống – cách chạy xe đạp, cách làm theo hướng dẫn, cách tôn trọng người khác – thường vô tình được ưu tiên hơn các kỹ năng tư duy phản biện. Nhưng nuôi dưỡng sự sáng tạo ở trẻ em cũng cực kỳ cần thiết. Một đứa trẻ thường tư duy sáng tạo có thể giải quyết vấn đề dễ dàng hơn một đứa trẻ tuân theo quy ước cứng nhắc khi tìm giải pháp cho một vấn đề nào đó. Như vậy, điều gì phụ huynh có thể làm để nuôi dưỡng sự sáng tạo của trẻ? Sau đây là một vài mẹo vui:
- Khi trẻ hỏi cách giải quyết một vấn đề – cho dù đó là điều cụ thể như một bài tập về nhà khó hay chung chung hơn như cách trở thành một người bạn tốt – đừng làm hài lòng trẻ với một câu trả lời ngay lập tức. Thay vào đó, hãy hỏi trẻ nghĩ gì và hoan nghênh mọi ý tưởng, đặc biệt là những ý tưởng ngoài mong đợi và khác biệt.
[bp_image image_id=”4947″ position=”center”][/bp_image] - Hãy yêu cầu trẻ tưởng tượng việc mình có siêu năng lực thì sẽ như thế nào: “Nếu con có thể tàng hình một ngày, con sẽ làm gì?”
- Hãy yêu cầu trẻ giải quyết một vấn đề trong gia đình chẳng hạn như: “Phòng khách luôn luôn bừa bộn, chúng ta có thể làm gì nào?” Điều này làm trẻ cảm thấy quan trọng, tạo không gian cho trẻ tự giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, và cho phép trẻ có cơ hội giúp đỡ gia đình.
[bp_image image_id=”4958″ position=”center”][/bp_image] - Hãy đi dạo và khuyến khích trẻ thu thập đá, cành cây, hoa và những thứ khác từ thiên nhiên. Khi trở về nhà, hãy dùng những thứ mà bạn và trẻ đã thu thập cùng nhau để tạo nên một câu chuyện.
- Hãy cho trẻ một gợi ý để vẽ tranh: “Nếu con có thể phát minh ra thứ gì đó làm cho cuộc sống của nhiều người dễ dàng hơn, con sẽ phát minh ra thứ gì? Nó trông như thế nào và nó có thể làm gì?”[bp_image image_id=”4969″ position=”center”][/bp_image]
- Hãy luôn cổ vũ sự cố gắng của trẻ – không phải kết quả. “Ba mẹ tự hào vì con đã học hành chăm chỉ để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Ba mẹ biết con đã dành nhiều thời gian cho việc học.” Khuyến khích trẻ sử dụng trí óc để học và giải quyết vấn đề tạo ra ấn tượng lâu dài – lâu dài hơn nhiều so với điểm số mà trẻ nhận được từ bài kiểm tra.
Và có thể quan trọng nhất là hãy luôn nhớ rằng nếu trẻ cảm thấy tồi tệ sau khi làm sai điều gì đó, đừng ngay lập tức nói với trẻ rằng điều đó không quan trọng. Thay vào đó, hãy hỏi trẻ: “Tại sao con nghĩ con đã không thể đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra đó?” Điều này sẽ cho trẻ cơ hội tư duy sáng tạo về trải nghiệm đó, nhờ đó có thể làm tốt hơn vào lần sau. Bằng cách xây dựng một nền tảng vững chắc cho các kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện, bạn đang chuẩn bị cho trẻ khả năng tự giải quyết khó khăn và trang bị tốt cho những thử thách trong cuộc sống sau này.